Thứ Bảy, 13 tháng 11, 2021

 

8 điều nên làm sau khi mua laptop mới, giúp bạn sử dụng chiếc máy tính của mình một cách tốt nhất và bền bỉ


điều nên làm sau khi mua laptop mới

Anh em sử dụng các thiết bị điện tử dù mới hay cũ thì chỉ cần kết nối với nguồn điện, mở lên là có thể sử dụng ngay và luôn phải không nào. Tuy nhiên với những chiếc laptop thì điều đó vẫn là chưa đủ. Chính vì thế trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn anh em những điều nên làm sau khi mua laptop mới để tận dụng tối đa chiếc máy mới của mình nhé.

1. Xóa Bloatware và các phần mềm diệt Virus

Đây là điều đầu tiên anh em nên làm vì những phần mềm rác trên máy sẽ chiếm bộ nhớ, tiêu tốn RAM và các tài nguyên khác. Tuy nhiên, có nhiều phần mềm anh em chẳng cần đến chúng nên hãy gỡ đi để khỏi vướng bận trên máy nhé. Anh em nhấn tổ hợp phím Windows + i để mở Setting > Apps > Chọn app muốn gỡ và chọn Uninstall.

điều nên làm sau khi mua laptop mới

Thứ 2 đó chính là phần mềm diệt Virus, anh em sử dụng phổ thông với các tác vụ thông thường thì Windows Defender đã là quá đủ. Windows Defender với các phần mềm diệt Virus khác đều dùng một database được cập nhật thông qua các bản vá. Anh em tìm kiếm Control Panel trên thanh search của Taskbar > Uninstall a program > Nháy đúp vào phần mềm anh em muốn gỡ.

điều nên làm sau khi mua laptop mới

2. Cập nhật hệ điều hành

Các bản cập nhật của hệ điều hành sẽ mang đến rất nhiều tính năng mới và vá lại lỗi bảo mật. Nhiều tính năng được các hãng sản xuất CPU, Mainboard… tích hợp vào bên trong bản cập nhật của các hệ điều hành. Vì thế điều đầu tiên anh em nên làm là cập nhật hệ điều hành lên bản mới nhất để có hiệu năng và tính năng đầy đủ nhất. Anh em nhấn tổ hợp phím Windows + i để mở Setting > Update & Security > Check update.

điều nên làm sau khi mua laptop mới

3. Cài đặt các phần mềm cơ bản 

Anh em truy cập vào trang chủ các phần mềm trên trình duyệt để tải về các phần mềm mà anh em hay xài nhất trên máy tính. Đối với mình thì các phần mềm anh em nên cài sau khi mua máy tính là Winrar và Unikey vì chúng cực kỳ cần thiết cho thời gian dài sử dụng.

điều nên làm sau khi mua laptop mới

4. Thiết lập Windows Hello để tăng tính bảo mật

Sử dụng chiếc máy nào mà không cần bảo mật phải không nào vừa để mở máy tiện lợi vừa an toàn cho dữ liệu hơn. Anh em truy cập vào Setting > Accounts > Sign-in Option và lựa chọn kiểu bảo mật mà anh em yêu thích nhé. 

điều nên làm sau khi mua laptop mới

5. Cài đặt thêm trình duyệt 

Microsoft Edge là một trình duyệt vô cùng tuyệt vời nhưng nếu anh em đã sao lưu và sử dụng rất nhiều tiện ích của Chrome hay Firefox thì không thể nào chuyển hẳn đi rồi. Anh em có thể tận dụng một lúc nhiều trình duyệt để sử dụng đa tác vụ hơn. Hãy cài đặt thêm trình duyệt để vừa phục vụ đầy đủ nhu cầu của anh em nhé.

điều nên làm sau khi mua laptop mới

6. Điều chỉnh tỉ lệ màn hình

Các máy xuất xưởng thường sẽ hiển thị tỉ lệ khuyên dùng của Windows đó chính là 150%. Tuy nhiên, tùy theo độ phân giải và kích thước màn hình mà hình ảnh hiển thị sẽ to hay nhỏ. Chính vì thế sau khi mua máy tính về anh em nên cân chỉnh lại tỉ lệ màn hình sao cho vừa mắt nhất để sử dụng thoải mái nhé. Anh em truy cập vào Setting > System > Display > Scale & Layout > Điều chỉnh lại tỷ lệ.

điều nên làm sau khi mua laptop mới

7. Tối ưu chế độ Power & Sleep

Anh em có bao giờ cảm thấy khó chịu khi chiếc máy tính của mình cứ 5 phút không sử dụng lại rơi vào chế độ ngủ. Vì laptop không như điện thoại anh em không hề muốn chúng rơi vào chế độ ngủ khi đang sử dụng làm việc hay học tập. Anh em truy cập vào Setting > System > Power & Sleep > Điều chỉnh thời gian cho phù hợp nhất.

điều nên làm sau khi mua laptop mới

8. Mua các phụ kiện bên ngoài

Laptop có đầy đủ các linh kiện và thành phần để sử dụng hoàn chỉnh tuy nhiên chúng còn hạn chế vật lý vì kích thước của laptop. Vì thế anh em có nhiều sự lựa chọn bằng các phụ kiện rời bên ngoài như chuột, bàn phím hay đế tản nhiệt. Hãy cần nhắc nhu cầu của mình và mua thêm phụ kiện mà anh em yêu thích để tăng thêm trải nghiệm sử dụng nhé.

điều nên làm sau khi mua laptop mới

Anh em thường làm gì khi mua laptop mới hay sẽ sử dụng ngay và luôn? Nếu thấy bài viết hữu ích cho mình xin một like và một share nhé. Rất cảm ơn anh em đã xem bài viết.

Nguồn Tổng Hơp.

Thứ Hai, 27 tháng 9, 2021

 

Các lỗi thường gặp khi dùng Zoom Meeting và Cách khắc phục

Trong quá trình sử dụng Zoom Meeting, chắc hẳn không ít lần các bạn sẽ gặp khó khăn trong việc setting tinh chỉnh để đúng kịch bản cần, gọi tắt là lỗi vặt.

Sau đâu Ngọc Thiên xin hướng dẫn đến các bạn một số lỗi mà người dùng mắc phải, cùng cách khắc phục. Mời các bạn cùng lượt qua một số “lỗi” của ZOOM MEETING.

I. CÁC VẤN ĐỀ VỀ ÂM THANH

1. Bạn không thể nghe thấy những người tham gia khác trong cuộc họp?

a.  Hãy chắc chắn rằng loa âm thanh của bạn đã được bật.

b.  Hãy chắc chắn rằng loa âm thanh của bạn đã được chọn để kết nối cho hệ thống Zoom.

Trên giao diện của ứng dụng, bạn bấm chọn “Settings” :

Sau đó, bạn chọn vào “Audio” (1) bên trái màn hình, bấm nút “Test Speaker” (2). Nếu bạn nghe thấy âm thanh thì thiết lập âm thanh là đúng. Nếu bạn không nghe thấy thì bạn bấm chọn thiết bị khác trong hộp thả xuống (3), và bấm lại nút “Test Speaker” (2). Lặp lại các bước này cho đến khi bạn nghe thấy âm thanh.

 

2Các thành viên khác không nghe thấy bạn?

Hãy chắc chắn rằng bạn đã có một thiết bị microphone trên máy tính hoặc microphone cắm thêm bên ngoài đang hoạt động và được sử dụng cho hệ thống zoom.

Sau đó, bạn chọn vào “Audio” (1) bên trái màn hình, bấm nút “Test Mic” (2), bạn sẽ thấy các thanh màu xanh chạy trên thanh Volume và âm thanh của bạn sẽ được phát qua loa.

Nếu bạn không nhìn các thanh màu xanh chạy trên thanh Volume hoặc không nghe thấy âm thanh của bạn qua loa thì bạn bấm chọn mic khác trong hộp thả xuống (3) và lặp lại quá trình này.

 

3.  Các thành viên khác nghe thấy tiếng vang khi bạn nói?

Điều này có nghĩa rằng tiếng vang là bắt nguồn từ máy tính của bạn. Bạn có hai lựa chọn:

a.  Điều chỉnh độ nhạy microphone trên máy tính của bạn hoặc có thể cần nhắc khoảng cách giữa microphone và loa của bạn.

Trên giao diện của ứng dụng, bạn bấm chọn “Settings”

Sau đó, bạn chọn vào “Audio” (1) bên trái màn hình

Sau đó, bạn bấm bỏ chọn “Automatically adjust Microphone” (2) và kéo thanh trượt về phía bên trái (3).

a.  Sử dụng tai nghe hoặc tai nghe có cả microphone để thay thế loa âm thanh thì khi đó âm thành đến từ các thành viên khác không bị vào microphone của bạn.

Đối với máy tính xách tay, microphone và loa âm thanh không đủ khoảng cách xa nên âm thanh sẽ bị vọng âm. Để khắc phục hiện tượng này bạn nên sử dụng Headphone.

4. Bạn nghe thấy tiếng vang khi thành viên khác nói?

Nguyên nhân là do từ phía các thành viên khác. Không có cách nào khác là bạn yêu cầu thành viên có bị tiếng vang kiểm tra theo các nguyên nhân được liệt kê ở trên.

5. Lỗi Zoom không hiển thị âm thanh khi tham gia phòng học khác

Khi tham gia các phòng học khác, trong trường hợp bạn chỉ thấy video mà không nghe được bất kỳ âm thanh nào trong phòng học thì có thể khắc phục như sau:

Bước 1: Thoát ra hẳn phòng học trực tuyến đó

Bước 2: Truy cập lại phòng học đó, tại cửa sổ Join a Meeting bạn tiến hành vô hiệu hóa chức năng Don’t Connect To Audio bằng cách kéo chấm tròn sang bên trái. Và khi trở lại phòng học, bạn sẽ nghe được âm thanh ngay sau đó.

II. CÁC VẤN ĐỀ VỀ VIDEO

1. Không thể nhìn thấy những người tham gia khác trong cuộc họp?

Bạn chưa cài đặt phần mềm Zoom trên máy tính của bạn hoặc bạn chưa đăng nhập tham gia cuộc họp. Hãy chắc chắn rằng bạn đã cài đặt phần mềm Zoom trên máy tính của bạn và đăng nhập tham gia vào cuộc họp.

2. Lỗi Zoom không hiển thị video khi tham gia phòng học khác

Khi tham gia các phòng học khác, video của bạn chỉ hiển thị hình ảnh đại diện mà không hiển thị video khung cảnh xung quanh bạn thì có thể khắc phục như sau:

Bước 1:

Thoát ra hẳn phòng học trực tuyến đó

Bước 2:

Truy cập lại phòng học đó, tại cửa sổ Join a Meeting bạn tiến hành vô hiệu hóa chức năng Turn Off My Video bằng cách kéo chấm tròn sang bên trái.

Nếu sau đó ứng dụng ZOOM hiển thị video của bạn thì không cần phải thực hiện bước thứ 3

Bước 3:

Tại cửa sổ Video Preview (Sau cửa sổ Join a Meeting), bạn chọn vào Join with Video.

Và ngay lập tức Video khung cảnh xung quanh bạn sẽ được hiển thị trên ứng dụng ZOOM.

3.  Những thành viên khác có thể nhìn thấy bạn?

Hãy chắc chắn rằng webcam của bạn đã được bật hoặc được cắm vào và được chọn sử dụng trong hệ thống Zoom. Để kiểm tra tình trạng này xem trong màn hình của cuộc họp, bạn bấm chọn biểu tượng camera trên thanh công cụ

 

Nếu hình ảnh chưa hiển thị, bạn bấm chọn “Settings” trên thanh công cụ

 

 Sau đó, bạn chọn vào “Video” (1) bên trái màn hình

Bạn chọn thiết bị camera thích hợp trong hộp thả xuống (2) khi đó hình ảnh sẽ hiển thị. Nếu bạn sử dụng camera cắm ngoài, bạn cần kiểm tra lại kết nối qua cổng USB trên máy tính.

4. Lỗi Zoom không hiển thị video và âm thanh khi tạo phòng học

Lỗi này xảy ra bởi 2 nguyên nhân:

+ Người dùng chưa bật chế độ video và âm thanh

+ Người dùng chưa cấp quyền cho ứng dụng truy cập ghi âm và quay video trên thiết bị điện thoại.

Để khắc phục lỗi này trên ứng dụng ZOOM học trực tuyến, bạn thao tác như sau:

Bước 1:

Tại giao diện chính của phòng học trực tuyến vừa tạo trên ứng dụng ZOOM, bạn tiến hành kích hoạt lần lượt 2 chức năng: Unmute và StartVideo . Khi kích hoạt thành công thì 2 chức năng này không hiện màu đỏ nữa.

Nếu sau đó ứng dụng hiển thị video và âm thanh thì bạn không cần phải thực hiện bước 2 này.

Bước 2:

Truy cập đến chức năng Cài đặt trên điện thoại --> Tìm đến mục Ứng dụng --> Chọn vào ZOOM -> Tiến hành tìm đến dòng Quyền ứng dụng --> Cấp quyền lần lượt 2 chức năng: Micro và Máy ảnh.

Quay trở lại ứng dụng ZOOM, lúc này bạn sẽ thấy khung cảnh trong phòng họp, phòng học được hiển thị.

5. Không truy cập được vào ứng dụng ZOOM

Vào ứng dụng học trực tuyến ZOOM nhưng lại bị văng ra ngoài không thể truy cập được. Nguyên nhân dẫn đến sự cố này có thể phát sinh lỗi từ dữ liệu của ứng dụng. Để sửa chữa các bạn thao tác:

Truy cập vào Cài đặt trên điện thoại --> Chọn mục Ứng dụng --> Tìm đến ứng dụng ZOOM --> Xóa dữ liệu --> Lần lượt chọn Xóa bộ nhớ đệm (Bộ nhớ Cache) và Xóa tất cả dữ liệu.

Ngoài ra, cập nhật ứng dụng ZOOM phiên bản mới nhất cũng là cách bạn sửa chữa những lỗi phát sinh từ chính ứng dụng học trực tuyến này.

III. Lỗi thao tác vẽ trên màn hình Zoom

Hiện trạng này rất nhiều người gặp phải: ” Mình dạy trực tuyến, nhưng màn hình lại bị 1 đối tượng không rõ vẽ bậy lên màn hình. Không tìm được và cũng không xử lí được”. Thì các bạn thực hiện các bước sau:

Bạn vào More (1) chọn:

(2) Disable Participants annotation: Vô hiệu hóa tính năng chú thích của người tham gia (Tắt tính năng vẽ của người tham dự)

(3) Show Names of Annotators: Hiển thị tên của người chú thích (Người thực hiện thao tác vẽ)

IV. CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG VỚI THIẾT BỊ HỘI NGHỊ TRUYỀN HÌNH

1. Vấn đề âm thanh

Nếu bạn không thể nghe người khác nói gì trong hội nghị. Điều cần thiết nhất là xem qua loa của bạn có được cắm vào chưa. Điều này cũng xảy ra tương tự cho micro của bạn – kiểm tra dây, công tắc bật / tắt và âm lượng nếu bạn là người sử dụng.

Nếu chúng không được kết nối, hãy đảm bảo rằng bạn đã cắm đầu dây vào máy tính của bạn. Bạn có thể nhận ra được tình trạng này có vấn đề bằng cách xem qua mic của mình, hãy đảm bảo rằng mic và loa của bạn gần nhau.

2. Vấn đề về chức năng

Đôi khi nếu bạn lơ là trong việc cập nhật phần cứng và phần mềm lên phiên bản mới nhất. Các vấn đề sẽ phát sinh và thiết bị hội nghị truyền hình sẽ không hoạt động bình thường. Kiểm tra thiết bị của bạn dựa trên nguồn cung cấp thông tin của nhà sản xuất để đảm bảo rằng chúng được cập nhật.

3. Vấn đề về Mạng/ Băng thông

Đây là vấn đề diễn ra phổ biến gây khó chịu nhất trong hội nghị truyền hình. Dấu hiệu để nhận biết rằng mạng đang yếu khi sử dụng và thiếu băng thông gồm: không hiển thị màn hình, âm thanh vỡ, độ trễ dài.

Đầu tiên trước hết, bạn xem lại thiết bị yêu cầu băng thông bao nhiêu. Tiếp theo, vào speedtest.com để được xem lại tốc độ tải lên và tải xuống của mình.

Tốc độ mạng châm nguyên nhân là do quá nhiều người dùng mạng hoặc Internet chất lượng kém tại các địa điểm từ xa có thể gây ra các sự cố từ thời gian trễ hình ảnh và âm thanh. Tại thời điểm đang trong cuộc họp hội nghị truyền hình, cách khắc phục nhanh nhất là hãy ngắt kết nối mạng và sau đó kết nối lại. Nếu bạn có nhiều mạng, bạn có thể kết nối với một mạng khác. Sau khi bạn sử dụng hết các tùy chọn đó, đã đến lúc liên hệ với bộ phận CNTT của bạn.

4. Lỗi khi bật thiết bị đầu cuối không hoạt động

– Kiểm tra nguồn điện của các thiết bị

– Kiểm tra các dây cắm đã chặt chưa. Nếu cần, rút ra cắm lại

– Kiểm tra xem Ti vi đã được bật lên chưa. Ti vi cần phải được bật trước khi bật thiết bị

– Kiểm tra dây USB của camera có cắm đúng cổng kết nối USB không. Chỉ có 1 USB được chỉ định trước nhận Camera

5. Lỗi đang họp bị văng ra ngoài cuộc họp

Do đường truyền mạng internet bị mất gói quá 8(s) hoặc thậm chí khi cuộc họp bị mất gói quá nhiều mà vẫn chưa bị văng ra → Trong trường hợp này cần tắt và tạo cuộc gọi lại để khắc phục.

6. Lỗi hình ảnh

Đang họp trực tuyến phát hiện hình ảnh hiển thị bị nhòe hoặc vỡ hình, mất tiếng -> do mạng tại thời điểm này đang rất kém. Nếu là mạng dùng chung với hệ thống khác tại nơi sử dụng, cần chắc chắn rằng không có ai đang download hoặc upload file dung lượng lớn tại thời điểm họp.

7. Lỗi trình chiếu

Luồng trình chiếu được đưa vào hệ thống họp trực tuyến mà không hiển thị có thể do các nguyên nhân sau:

+ Mạng nội bộ nối máy tính trình chiếu và thiết bị yếu

+ Máy tính dùng trình chiếu CPU usage bị quá cao (gần 100%)

+ Máy tính trình chiếu đang dùng độ phân giải màn hình quá cao

+ Đường truyền có vấn đề

→ Kiểm tra từng trường hợp để khắc phục thay máy khác, hoặc giảm độ phân giải xuống,…

→ Trong trường hợp mạng có vấn đề, có thể khắc phục bằng cách thay vì bật trình chiếu, có thể đổi camera sang trình chiếu để giảm bớt băng thông.

Nguồn: tổng hợp

Chúc bạn thành công!

Thứ Hai, 30 tháng 8, 2021

TOP 5 PHẦN MỀM HẸN GIỜ TẮT MÁY TÍNH, PC TỰ ĐỘNG TỐT NHẤT HIỆN NAY


Bạn đang tìm kiếm các phần mềm để hỗ trợ bạn hẹn giờ tắt máy tự động cho máy tính một cách đơn giản, hiệu quả nhất. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp cho các bạn TOP 5 phần mềm hẹn giờ tắt máy tính, PC tự động tốt nhất hiện nay.


1. Wise Auto Shutdown

Wise Auto Shutdown là phần mềm hẹn giờ tắt máy cho phép bạn lên lịch và hẹn giờ để máy tính tự động tắt sau khi bạn đã kết thúc công việc của mình. Bên cạnh đó, phần mềm còn giúp máy tính tự tắt sau khi phát xong một danh sách nhạc, đang tải một video hay ứng dụng nào đó và bạn không cần phải tắt theo cách thủ công. 

Wise Auto Shutdown

Wise Auto Shutdown

Một số tính năng nổi bật của phần mềm:

  • Hỗ trợ hẹn giờ tắt máy tự động.
  • Tự động tắt sau khi phát xong một danh sách nhạc, đang tải một video hay ứng dụng.
  • Có thể hẹn lịch để thực hiện tắt máy tự động hằng ngày hoặc một mốc thời gian cụ thể.
  • Giao diện đơn giản, dễ sử dụng.
  • Link tải: http://bblink.com/nEukaDQh
  • 2. Auto Shutdown

    Auto Shutdown là phần mềm hẹn giờ tắt máy hỗ trợ người dùng tắt máy tính tự động theo thời gian hẹn trước một cách chính xác và bạn không cần phải tắt theo cách thủ công. 

    Auto Shutdown

    Auto Shutdown

    Một số tính năng nổi bật của phần mềm:

    • Cho phép cài đặt thời gian để tắt máy tính tự động, khởi động lại, đăng xuất và ngủ đông.
    • Có thể tự thiết lập cho các phím tắt để sử dụng nhanh các chức năng của phần mềm.
    • Giao diện đơn giản, thân thiện với người dùng.
    • Link tải: http://bblink.com/D0dWCyF
    • 3. Shutter

      Shutter là phần mềm hẹn giờ tắt máy cung cấp cho người dùng nhiều tùy chọn để tắt máy tính dựa trên các hoạt động và tình trạng hiện tại của máy tính. Phần mềm sẽ giúp bạn tắt, khởi động lại máy tính dựa trên những mốc thời gian cụ thể mà bạn đã thiết lập.

      Shutter

      Shutter

      Một số tính năng nổi bật của phần mềm:

      • Cung cấp nhiều chế độ để tắt máy như: không làm gì trong một khoảng thời gian, pin yếu, khi một chương trình ngừng hoạt động, khi sử dụng CPU quá mức,...
      • Cho phép cài đặt thời gian để tắt máy tính tự động, khởi động lại.
      • Dung lượng nhỏ gọn.
      • Giao diện đơn giản, dễ sử dụng.
      • Link tải: http://bblink.com/a4CwXZ
    • 4. ShutdownGuard

      ShutdownGuard là phần mềm hẹn giờ tắt máy hỗ trợ người dùng quản lý các hoạt động tắt và khởi động lại của máy tính một cách dễ dàng. Ngoài ra, phần mềm sẽ luôn thông báo cho bạn biết mỗi khi hệ thống tự động tắt máy hoặc khởi động lại.

      ShutdownGuard

      ShutdownGuard

      Một số tính năng nổi bật của phần mềm:

      • Cho phép cài đặt thời gian để tắt máy tính tự động, khởi động lại.
      • Xuất hiện một cửa sổ thông báo cho người dùng biết để chặn lại hoặc khởi động lại nếu muốn.
      • Tính năng bảo vệ dữ liệu chưa kịp lưu khi máy bị tắt đột ngột.
      • Giao diện đơn giản, dễ sử dụng.
      • Link tải: http://bblink.com/wl8vV23y
      • 5. Quick Shutdown

        Quick Shutdown là phần mềm hẹn giờ tắt máy tự động cho phép người dùng đặt lịch tắt máy tính trong một thời gian nhất định. Bên cạnh đó, phần mềm còn tích hợp chức năng tắt máy nhanh, khởi động lại và ngủ đông ngay lập tức.

        Quick Shutdown

        Quick Shutdown

        Một số tính năng nổi bật của phần mềm:

        • Cho phép cài đặt thời gian để tắt máy tính tự động, khởi động lại, đăng xuất và ngủ đông.
        • Hỗ trợ người dùng tắt máy và khởi động nhanh chóng.
        • Dễ dàng hủy cài đặt hẹn giờ khi không muốn sử dụng.
        • Link tải: http://bblink.com/oNo9ewNH

        • Xin cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi!

Thứ Ba, 17 tháng 8, 2021

 

So sánh chip Intel thế hệ 10 và 11 thế hệ 

mới có gì đột phá?


1. Sơ lược về CPU Intel thế hệ 10 và thế hệ 11

Trước khi so sánh chip Intel thế hệ 10 và 11, ta cùng điểm qua thông tin về 2 dòng CPU mới nhất của đội xanh để xem có những gì nổi bật nhé. Và cũng lưu ý rằng, tại bài viết này, Speedcom chỉ so sánh các thế hệ CPU Intel phiên bản cho PC/ máy tính để bàn.

1.1. Về CPU Intel 10th

Thời gian cuối tháng 4 – đầu tháng 5/ 2020, Intel chính thức trình làng CPU desktop thế hệ 10, với tên gọi Comet Lake. Đây cũng như một động thái chính thức của Intel để đáp trả lại sự phát triển mạnh mẽ của đội đỏ AMD trong những năm gần đây.

Intel khẳng định, với những con chip máy tính thế hệ 10 này, khả năng gaming cực kì mạnh mẽ, có thể nói là nhanh nhất thế giới ở thời điểm đó. Cùng điểm qua bản thông số các CPU Intel thế hệ 10 được ra mắt trong đợt này nhé:

CPU intel thế hệ 10

CPU Intel thế hệ 10

Đâu là những điểm đáng chú ý nhất trong loạt chip này?

  1. Siêu phân luồng đã được phổ cập cho tất cả mẫu CPU
  2. Hiệu năng/Mức giá đã được cải thiện đáng kể
  3. Cấu trúc 14nm được tiếp tục sử dụng, sử dụng socket 1200 mới
  4. Hiệu năng được nâng cao nhưng điện năng vẫn chưa tối ưu

CPu intel thế hệ 10

1.2. Về CPU Intel 11th

CPU thế hệ 11 của Intel cho phiên bản PC – Rocket Lake, được giới thiệu ra mắt khoảng quý 2/2021, nhưng lại không quá nổi bật, khiến nhiều người yêu thích công nghệ cảm thấy hụt hẫng. Tuy nhiên, theo nhà sản xuât CPU Intel thì vẫn có rất nhiều cải tiến trong dòng Chip Intel thế hệ 11 này.

Tính Năng Và Lợi Ích Của Bộ Xử Lý Intel® Core™ Thế Hệ Thứ 11:

  • Kiến trúc mới sáng tạo: Thể hiện trong sự hài hòa chưa từng có, kiến trúc lõi và đồ họa mới, hiệu suất thông minh dựa trên AI và kết nối có dây và không dây tốt nhất trong phân khúc 1 của Bộ xử lý Intel® Core™ thế hệ thứ 11 nâng hiệu suất máy tính xách tay và máy tính để bàn lên một tầm cao mới.
  • Đồ hoạ Intel Xe mang tính cách mạng: Kiến trúc đồ họa Intel® Xe hỗ trợ trải nghiệm giải trí vô cùng phong phú trên máy tính xách tay và máy tính để bàn, như chơi game 4K HDR và 1080p. Trong khi có tới 20 làn PCIe 4.0 hỗ trợ các GPU rời mới nhất.
  • Hiệu năng thông minh: Trí tuệ nhân tạo (AI) cao cấp, đã được tích hợp sẵn sẽ giới thiệu các khả năng mới và hoạt động song song với các ứng dụng bạn sử dụng hàng ngày để tối ưu hóa tốc độ và luồng tác vụ, giúp hoàn thành công việc dễ dàng hơn.
  • Kết nối nhanh hơn, đáng tin cậy hơn: Intel® Wi-Fi 6/6E (Gig+) mang đến tốc độ nhanh hơn gần 3 lần để mang lại trải nghiệm không dây vượt trội. 3 Đây là sự đổi mới lớn nhất trong công nghệ Wi-Fi trong 20 năm. Thunderbolt™ 4 cung cấp một cổng duy nhất, đa năng để sạc và kết nối các phụ kiện.
  • Ép xung nâng cao: Các mô hình bộ xử lý Intel® Core™ thế hệ thứ 11 đã mở khóa mang đến cho game thủ và người sáng tạo điều khiển hơn để thúc đẩy CPU của họ lên các giới hạn mới. Các tính năng ép xung mới cho phép người ép xung trong tất cả các cấp độ quay số trong hiệu suất của họ.
  • Được xây dựng dành cho doanh nghiệp: Bộ xử lý Intel® Core™ thế hệ thứ 11 được xây dựng trên nền tảng Intel vPro® mang đến tính bảo mật dựa trên phần cứng và khả năng quản lý từ xa hiện đại cho CNTT cùng với hiệu suất máy tính cấp doanh nghiệp thú vị cho nhân viên.

CPU Intel LGA 1200

Tuy nhiên, Rocket Lake – S chỉ được sử dụng trên các dòng chip Core I5, Core I7 và Core I9. Các bộ vi xử lý Core I3 sẽ được sử dụng kiến trúc Comet Lake – S phiên bản làm mới (Refresh) và không hỗ trợ PCIe 4.0. Ngoài ra, CPU Comet Lake Refresh cũng sẽ không có iGPU Xe mà thay vào đó được trang bị đồ họa tích hợp UHD Graphics 630.

Tiếp theo, Speed Computer sẽ so sánh chip Intel thế hệ 10 và 11 ở nhiều khía cạnh khác nhau để bạn thấy được sự khác biệt giữa 2 thế hệ CPU mới nhất của nhà Intel nhé!

2. So sánh chip Intel thế hệ 10 và 11

2.1. Kiến trúc thế hệ

Bộ xử lý Intel Core thế hệ thứ 11 dựa trên kiến ​​trúc lõi mới giúp cải thiện đáng kể hiệu suất cho việc chơi game, sáng tạo, kinh doanh và sử dụng hàng ngày” – Đây là khẳng định của Intel khi nói về sự khác biệt kiến trúc của thế hệ CPU thứ 10 và 11.

so sánh chip intel thế hệ 10 và 11

So sánh chip Intel thế hệ 10 và 11 đều sử dụng Socket LGA 1200 nhưng CPU Intel thế hệ 10 có kiến trúc Sunny Cove, còn CPU Intel thế hệ 11 là Willow Cove. Không cần phân tích quá chuyên sâu về 2 kiến trúc lõi này cũng có thể biết rằng, kiến trúc mới sẽ cải tiến được những thiếu sót của kiến trúc cũ, đem đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời hơn.

2.2. Hiệu suất hoạt động

Vẫn luôn được đánh giá ổn định, CPU Intel có khả năng chạy tốt các ứng dụng doanh nghiệp hay đồ hoạ. Đây cũng là điều mà Intel luôn chú ý tối ưu qua các thế hệ CPU của mình.

  • Từ thế hệ 10, Intel tập trung cải thiện khả năng AI (trí tuệ nhân tạo) của con chip. Nó có tốc độ xử lý AI nhanh gấp 2.5 lần so với thế hệ 9 nên có thể tối đa hóa hiệu suất cũng như dự đoán khối lượng công việc.
  • Đến thế hệ thứ 11 thì tốc độ này đã được nâng lên gấp 2.7 lần và cũng xử lý nhanh hơn với với các đối thủ.

hiệu suất hoạt động CPU

Intel khẳng định khi so sánh chip Intel thế hệ 10 và 11: “Bộ xử lý Intel Core thế hệ thứ 11 sử dụng hiệu suất thông minh dựa trên AI nâng cao để tăng tốc độ hoàn thành nhiệm vụ trong năng suất, sáng tạo và các ứng dụng khác”. Tuy nhiên, cho đến nay, hãng CPU hàng đầu này vẫn chưa thực sự cải thiện được hiệu năng và nhiệt độ vì vẫn “mắc kẹt” ở tiến trình 14nm.

2.3. Xung nhịp và khả năng xử lý đa nhân

So sánh chip Intel thế hệ 10 và 11 không có sự khác biệt nhiều về xung nhịp cũng như khả năng xử lý đa nhân. Bởi lẽ, đây chưa bao giờ là lợi thế của Intel. Xung nhịp đơn nhân của CPU thế hệ 11 Intel đã có cải thiện hơn thế hệ 10, nhưng so ra thì vẫn còn kém thế hệ thứ 9.

khả năng xử lý intel

Tuy vậy, Chip máy tính Intel 11th cũng đã được tối ưu hơn cả, phục vụ các ứng dụng chỉnh ảnh hay dựng video tốt hơn hẳn.

2.4. Đồ họa tích hợp – Khả năng Gaming

“Bộ xử lý Intel Core thế hệ thứ 11 là bộ xử lý đầu tiên có đồ họa Intel Iris Xe. Chúng cũng có tới 20 làn PCIe 4.0 cho các GPU rời mới nhất” – Thông tin chính thức mà Intel đưa ra khi so sánh chip Intel thế hệ 10 và 11 ở đồ hoạ tích hợp.

Nếu như trên CPU Core i Intel thế hệ 10 là chip đồ họa UHD, thì của Intel Core i thế hệ 11 sẽ là Intel Iris Xe. Đây là con chip đồ họa hoàn toàn mới và mang sức mạnh của một card đồ họa rời. Theo công bố của Intel, hiệu suất của nó chẳng thua gì so với Nvidia MX350. (Lưu ý: Một số loại vẫn sẽ dùng UHD).

intel_iris_xe_max_graphics (1)

Đối với Intel Iris Xe được ví như card đồ hoạ rời, tất cả thông số từ việc xử lý hình ảnh cho đến trải nghiệm gaming đều hơn thế hệ 10 ít nhất 2 lần. Ngoài ra, Graphics Xe còn có thể chiến các game AAA ở mức High setting mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào đến từ phần cứng bên ngoài.

2.5. Tính năng đi kèm khác

Intel Core i thế hệ 10 và 11 đều được trang bị khả năng giao tiếp với cổng ThunderBolt. Cụ thể, thế hệ thứ 10 là ThunderBolt 3 và 11 là ThunderBolt 4. ThunderBolt 4 sẽ không quá vượt bậc so với ThunderBolt 3 trên thế hệ 10. Tuy vậy, khoảng cách truyền tải sẽ xa hơn, có thể sạc nhanh hơn và hỗ trợ hiển thị trên 2 màn hình 4K thay vì 1 như ThunderBolt 3 nếu muốn so sánh chip Intel thế hệ 10 và 11 kĩ càng.

Thunderbolt-4

Một tính năng đặc biệt nữa nằm ở Wifi 6, trên cả CPU Intel thế hệ 10 và 11. Với khả năng tối ưu băng thông và chia luồng dữ liệu, khi cùng một modem phát ra thì Wi-Fi 6 có tốc độ truy cập nhanh hơn 3 lần so với Wi-Fi 5 ở các thế hệ trước.

3. Kết luận

Như vậy, sau khi so sánh chip Intel thế 10 và 11 thì chúng ta có thể khẳng định rằng, CPU Intel thế hệ 11 tuy không có quá nhiều điểm nổi bật nhưng vẫn được đánh giá tổng quan tốt hơn so với CPU thế hệ 10 của hãng này.

Tuy nhiên, không nhất thiết là cứ ra dòng CPU mới thì bạn cần mua để thay ngay vào máy tính của mình mà cần xem xét những thay đổi, cải tiến đó có thực sự cần thiết đối với các tác vụ bạn cần không. Nếu không quá cần thiết thì không nên bỏ số tiền lớn ra mua CPU đời mới chỉ để trải nghiệm hoặc đơn giản là dùng “đồ mới nhất”.

  Tổng hợp các phím tắt mới trên Windows 11  giúp bạn thao tác trên máy tính nhanh chóng hơn rất nhiều Hệ điều hành  Windows 11  mang đến ch...